( lượt đánh giá ;157.view)
Tăng sinh tuyến tiền liệt hay phì đại tuyến tiền liệt là tình trạng tuyến tiền liệt phát triển lớn hơn bình thường. Bệnh thường gặp ở những người lớn tuổi và do nhiều nguyên nhân gây ra. Vậy nguyên nhân dẫn đến tình trạng tăng sinh tuyến tiền liệt là gì? Bài viết dưới đây các chuyên gia nam khoa phòng khám đa khoa Đông Phương sẽ giúp chúng ta đi sâu tìm hiểu.
Nguyên nhân gây ra tình trạng tăng sinh tuyến tiền liệt
Tăng sinh tuyến tiền liệt do nhiều nguyên nhân gây ra cụ thể là những nguyên nhân như:
Do tuổi tác
Một số chuyên gia cho rằng tuổi tác của nam giới có thể là yếu tố liên quan đến quá trình phát triển của tăng sinh tuyến tiền liệt do tăng sinh tuyến tiền liệt chủ yếu gặp ở nam giới lớn tuổi. Bệnh ít khi gặp ở đàn ông dưới 40 tuổi nhưng có khoảng một nửa những người đàn ông ở độ tuổi 60 có một số dấu hiệu và triệu chứng của bệnh này.
Yếu tố nội tiết – Vai trò của Dihydro testosteron (DHT)
Gần đây, các nhà nghiên cứu đã tìm ra vai trò của testosteron (DHT) tác động vào tế bào tuyến tiền liệt, tiếp đó là estradiol có tác dụng trợ giúp DHT trong quá trình phát triển tăng sinh tuyến tiền liệt.
Theo các chuyên gia, sự phát triển của tiền liệt tuyến phụ thuộc vào nội tiết tố của tinh hoàn trong đó testosteron là sản phẩm của tế bào Leydig. Những nam giới đã cắt bỏ tinh hoàn trước tuổi dậy thì sẽ không bị tăng sinh tuyến tiền liệt.
Ngoài ra, Androgen, estrogen, glucocorticoid và những yếu tố liên quan đến nội tiết khác có thể bị ảnh hưởng do thức ăn hay môi trường nên chúng cũng được xem như là các yếu tố ngoại sinh trong việc điều hoà sự tăng sinh của tuyến tiền liệt.
Do ảnh hưởng của các hoạt động tình dục
Người ta cho rằng: việc quan hệ tình dục quá nhiều có thể khiến các cơ quan tăng sản bị sung huyết. Khi các tổ hợp tại tuyến tiền liệt bị chảy máu trong một thời gian dài, nó sẽ bị phình to làm tăng sản tuyến tiền liệt.
Do ảnh hưởng của các thói quen xấu
Một số thói quen không tốt được cho là những yếu tố góp phần thúc đẩy tăng sinh tuyến tiền liệt thường thấy nhất là:
– Thói quen lạm dụng các chất kích thích như rượu, thuốc lá, đồ ăn cay nóng… Những thực phẩm này sẽ làm cho tuyến tiền liệt bị tổn thương, dễ bị viêm và bị tăng sinh.
– Ngại uống nước khiến cho cơ thể không đủ nước để đào thải chất độc ra ngoài, tạo điều kiện cho vi khuẩn tồn đọng lại gây viêm nhiễm, kích thích tăng sinh tuyến tiền liệt, tiếp đó là viêm niệu đạo và bàng quang.
Dấu hiệu bệnh tăng sinh tuyến tiền liệt hay phì đại tuyến tiền liệt
Tiểu rắt (tiểu nhiều lần) – đây là hiện tượng bệnh nhân đi tiểu liên tục (thời gian giữa 2 lần đi tiểu dưới 2 giờ), nhưng mỗi lần đi được ít nước tiểu trong điều kiện bình thường. Mới đầu số lần đi tiểu tăng lần về đêm sau đó số lần tăng dần cả ngày và đêm.
Tiểu khó – người bệnh phải cố rặn, dòng nước tiểu yếu đi, không tiểu xa được. Đôi khi đã tiểu xong lại vẫn còn vài giọt nước tiểu rỏ ra. Nặng hơn là tình trạng tia nước tiểu yếu, nhỏ, nhiều khi không thành tia mà nước tiểu thành từng giọt nhỏ ngay dưới mũi chân
Bí tiểu
Tiểu không hết (còn nước tiểu tồn dư) – Người bệnh tiểu rất lâu nhưng không hết, tiểu xong vẫn có cảm giác không thoải mái, vẫn còn cảm giác buồn tiểu.
Tiểu rắt (tiểu dầm dề không giữ được nước tiểu) – hiện tượng nước tiểu tự chảy qua miệng sáo ra ngoài không theo ý muốn. Đây là biểu hiện khi bàng quang bị căng giãn quá mức, hay gặp trong tăng sản lành tính tuyến tiền liệt giai đoạn 3…. Đây là bệnh bí tiểu mãn tính hoàn toàn, khi thông tiểu, thể tích nước tiểu có thể tới hàng lít.
Tiểu buốt – người bệnh có cảm giác đau rát khó chịu khi đi tiểu, biểu hiện lâm sàng theo từng mức độ tăng dần từ cảm giác đau nóng rát đến cảm giác buốt như kim châm trong bàng quang và lan ra theo niệu đạo khi đi tiểu, thậm chí có cảm giác đái đau buốt như lưỡi dao xẻ dọc niệu đạo làm bệnh nhân sợ đi tiểu.
Biến chứng nguy hiểm của bệnh phì đại tuyến tiền liệt (tăng sinh tuyến tiền liệt)
Bệnh phì đại tuyến tiền liệt trở thành một vấn đề khá nghiêm trọng nếu nó gây ảnh hưởng lớn tới vấn đề tiểu tiện. Các biến chứng thường gặp của bệnh như sau:
Hiện tượng bí tiểu cấp tính
Gây đau đột ngột, không có khả năng đi tiểu. Khi đó các bác sĩ phải dùng ống thông tiểu, thông qua niệu đạo vào bàng quang. Một số đàn ông yêu cầu phẫu thuật hoặc các thủ tục khác để giảm hiện tượng bí tiểu.
Nhiễm trùng đường tiết niệu
Khi bệnh phát triển và gây nên hiện tượng viêm nhiễm đường tiết niệu, bác sĩ buộc phải phẫu thuât để cắt bỏ một phần của tuyến tiền liệt để ngăn chặn hiện tượng viêm nhiễm thường xuyên này.
Sỏi bàng quang
Đây là nơi có thể gây nhiễm trùng, kích thích bàng quang, máu trong nước tiểu và tắc nghẽn dòng chảy nước tiểu và thường gây ra do hiện tượng bàng quang không rỗng hoàn toàn.
Tổn thương bàng quang
Xảy ra do bàng quang không hoàn toàn trống rỗng trong một thời gian dài. Các bức cơ thành của bàng quang trải dài và làm suy yếu và không có hợp đồng đúng cách.
Tổn thương thận
Do áp lực cao trong bàng quang, do hiện tượng bí tiểu trực tiếp áp suất cao có thể gây hại cho thận hoặc chính sự nhiễm trùng bàng quang cho phép tiếp cận thận.
Phương pháp trị liệu tăng sinh tuyến tiền liệt hiệu quả
Trị liệu bằng thuốc
Phương pháp này thường được áp dụng cho các trường hợp bệnh còn nhẹ. Các thuốc được sử dụng có thể bao gồm: thuốc làm nhỏ kích thước tuyến tiền liệt, thuốc ức chế co bóp cơ bàng quang, thuốc ức chế thần kinh giao cảm, các thảo dược… Chúng có tác dụng khống chế sự tăng sinh của của tuyến tiền liệt, cải thiện chức năng tiểu tiện, giảm bớt những khó chịu trong cuộc sống của người bệnh.
Tuy nhiên, những loại thuốc này cũng có thể gây ra những tác dụng phụ như đau đầu, chóng mặt, xuất tinh ngược dòng… Vì vậy, người bệnh cần hết sức thận trọng khi sử dụng chúng.
Trị liệu bằng kỹ thuật xâm lấn tối thiểu
Hiện nay, người ta có thể sử dụng kỹ thuật xâm lấn tối thiểu, cắt bằng điện với các ion khí để trị liệu tăng sinh tuyến tiền liệt. Phương pháp này có nhiều ưu điểm nổi bật như: phạm vi áp dụng rộng, thời gian trị liệu ngắn, hiệu quả cao và không gây biến chứng…
Ngoài ra, các bác sĩ cũng có thể trị liệu bằng cách mở bàng quang, đốt tuyến tiền liệt bằng sóng cao tần, tiêm độc tố botulinum vào tuyến tiền liệt. Tuy nhiên, hiệu quả của phương pháp này thường không cao, nhất là khi bệnh nhân có u quá to và bị tắc nghẽn đường tiểu.
Trị liệu bằng phẫu thuật
Cách trị liệu này thường được chỉ định trong các trường hợp rối loạn tiểu tiện ở mức nặng hoặc có biến chứng. Bác sĩ sẽ tiến hành mổ hở để bóc bướu, cắt bỏ phần to ra của tuyến tiền liệt gây chèn ép vào niệu đạo; giữ nguyên phần mô còn lại và vỏ bao phía ngoài của trực tràng.
Phương pháp này thường có hiệu quả cao, sau phẫu thuật bệnh không bị tái diễn trở lại. Vì vậy, nó thường được áp dụng rộng rãi.
Bện cạnh các phương pháp như trên, người bệnh cần duy trì một lối sống khoa học lành mạnh để hỗ trợ tốt cho việc trị liệu. Nên giữ cho tinh thần thoải mái, tránh các chất kích thích, không uống nhiều nước trước khi đi ngủ…
Trên đây là những chia sẻ của các chuyên gia nam khoa phòng khám đa khoa Đông Phương về nguyên nhân gây ra tình trạng tăng sinh tuyến tiền liệt ở nam giới. Nếu vẫn còn bất cứ thắc mắc nào khác hãy liên hệ đến đường dây nóng 0243 2878 720 hoặc để lại lời nhắn ở mục tư vấn dưới đây. Mọi thắc mắc của các bạn sẽ được giải đáp nhanh chóng.
đăng ký hẹn khám
Nếu bạn không chắc chắn về các triệu chứng bệnh của bạn hãy bấm
Họ tên | |
Giới tính | Nam Nữ |
Điện thoại | |
Mô tả | |
Lời khuyên: Khi bạn đặt lịch trực tuyến, bác sĩ sẽ gọi lại để xác nhận thông
tin đặt lịch của bạn, và gửi mã khám cho bạn, bạn sẽ được ưu tiên khám, không phải
đợi chờ
Phòng khám: Số 497, Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội
Hotline:0979 888 497
Phòng khám: Số 497, Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội
Hotline:0979 888 497