(
lượt đánh giá ;
157.view)
Bệnh trĩ nội là một trong những hình thức biểu hiện của bệnh trĩ trên cơ thể con người. Khác với trĩ ngoại lòi búi trĩ hoặc phát tác bên ngoài hậu môn nên dễ dàng nhìn thấy và có phương pháp trị liệu thì bệnh trĩ nội lại phát tác bên trong hậu môn khó nhìn và cũng khó xử lý hơn.
Trĩ nội là bệnh khó xử lý, dễ tái phát
Nguyên nhân gây bệnh trĩ nội
Bệnh trĩ nội có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, việc tìm hiểu nguyên nhân gây ra bệnh trĩ có vai trò rất quan trọng đối với quá trình khám và điều trị căn bệnh khó nói này. Những nguyên nhân gây ra bệnh trĩ nội thường gặp là:
Do tĩnh mạch phình gập: Do túi tĩnh mạch trên trĩ bị gấp khúc và tạo thành các búi trĩ mềm, có màu đỏ và dễ bị chảy máu.
Do mạch máu phù: Bề mặt của các búi trĩ có các hạt nhỏ màu đỏ tươi, thô ráp và dễ bị chảy máu.
Do xơ hóa: Những tác động bên ngoài khiến cho búi trĩ bị cọ xát nhiều lần, khiến cho bề mặt bị xơ hóa, dễ dẫn đến tình trạng viêm nhiễm và hình thành mô sợi tăng sinh cứng, dễ bị lòi ra và khó bị chảy máu.
Những người bị táo bón, hội chứng lỵ kéo dài, viêm đại tràng mãn tính... những bệnh này thường khiến cho người bệnh khi đi ngoài phải dùng sức để đẩy phân ra ngoài. Tình trạng này kéo dài sẽ phát triển thành bệnh trĩ nội.
Do ít vận động: Những người do tính chất công việc phải ngồi lâu, đứng lâu, ít vận động như nhân viên văn phòng, tài xế... sẽ có nguy cơ bị mắc bệnh trĩ cao hơn so với những người khác.
Lười vận động cũng dễ bị trĩ
Do chế độ ăn uống không phù hợp: Nếu bạn thường xuyên sử dụng những đồ ăn nhanh, những thực phẩm cay nóng và sử dụng những chất kích thích như rượu, bia, café, thuốc lá sẽ có nguy cơ bị mắc bệnh trĩ là rất cao.
Do mang thai: Khi phụ nữ mang thai thì sức nặng của thai nhi sẽ khiến cho áp lực lên các tĩnh mạch hậu môn tăng lên gây ứ máu ở đám rối tĩnh mạch.
Ngoài ra, bệnh trĩ còn do những nguyên nhân khác như: quan hệ tình dục bằng "cửa sau", những người từng có tiền sử bị mắc các bệnh về hậu môn, những người mắc các khối u vùng tiểu khung...
Phòng tránh bệnh trĩ nội bằng cách nào?
Bệnh trĩ có thể phòng ngừa được nếu tuân theo một số hướng dẫn sau:
Nên có chế độ ăn uống lành mạnh
Các thực phẩm giàu chất xơ như trái cây tươi, rau quả, ngũ cốc nguyên hạt và bột yến mạch sẽ bảo vệ bạn chống lại bệnh trĩ. Hạn chế các chất kích thích như cà phê, rượu bia, trà và các thức ăn nóng (nhiều gia vị) như tiêu, ớt...
Uống nhiều nước
Cần đảm bảo lượng nước uống >2 lít/ngày giúp thúc đẩy tiêu hóa tốt và ngăn ngừa xơ cứng phân, chống táo bón và phòng ngừa bệnh trĩ.
Nên ăn uống đúng giờ
Ăn uống đúng giờ, tránh bỏ bữa hoặc liên tục thay đổi lịch trình của các thói quen ăn uống của bạn bởi nó có thể dẫn tới chứng khó tiêu.
Tập thói quen ăn đúng giờ tốt cho hệ tiêu hóa
Không nên nhịn đi vệ sinh và tập đi vệ sinh đúng giờ
Việc tập đi vệ sinh vào một giờ cố định hàng ngày giúp bạn tạo thành phản xạ tự nhiên tống hết phân ra ngoài hàng ngày, tránh dồn tích phân tạo thành táo bón. Nhờ vậy, góp phần phòng ngừa bệnh trĩ.
Không nên ngồi quá lâu hoặc đứng quá lâu
Đứng hoặc ngồi một chỗ quá lâu có thể khiến cho sức ép đè lên vùng xương chậu lớn, áp lực lên tĩnh mạch hậu môn cao là nguy cơ gây nên bệnh trĩ. Đồng thời việc đứng hoặc ngồi quá lâu cũng dẫn đến việc ứ trệ máu và căng phồng tĩnh mạch hậu môn.
Tập thể dục thường xuyên và duy trì một trọng lượng ở mức độ cho phép
Duy trì hoạt động thể dục thể thao ở mức vừa phải như đi bộ, bơi lội… sẽ giúp các nhu động ruột hoạt động tốt tiêu hóa tốt và tuần hoàn máu vùng hậu môn tốt không gây ứ trệ máu làm giảm nguy cơ căng phồng tĩnh mạch hậu môn phòng ngừa bệnh trĩ.
Giữ vùng hậu môn của bạn sạch và khô
Sau khi đại tiện, hãy lau sạch vùng hậu môn của bạn nhẹ nhàng, tránh chà xát mạnh gây xước vùng hậu môn.
Triệt các bệnh liên quan triệt để
Ngoài ra cần điều trị triệt để các bệnh mãn tính hiện có như viêm phế quản, dãn phế quản, bệnh lỵ… Những bệnh này làm tăng áp lực trong ổ bụng và làm tăng áp lực lên thành tĩnh mạch hậu môn gây nên bệnh trĩ.
Bệnh trĩ là một căn bệnh khó xử lý và dễ bị tái phát bệnh vì vậy bệnh nhân nên phòng tránh là điều cần thiết khi bạn chưa mắc trĩ, không nên để bệnh trĩ đến giai đoạn muộn mới đi khám dễ xảy ra biến chứng hơn, việc xử lý cũng gặp nhiều khó khăn.
đăng ký hẹn khám
Nếu bạn không chắc chắn về các triệu chứng bệnh của bạn hãy bấm
Lời khuyên: Khi bạn đặt lịch trực tuyến, bác sĩ sẽ gọi lại để xác nhận thông
tin đặt lịch của bạn, và gửi mã khám cho bạn, bạn sẽ được ưu tiên khám, không phải
đợi chờ
Phòng khám: Số 497, Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội
Hotline:0979 888 497